RD-04-OL: Xây dựng công thức và QTSX cho OSD – Module 3: Viên phóng thích kéo dài

Giới thiệu về khóa học
Thuốc phóng thích kéo dài (PTKD) được phát triển nhằm đảm bảo duy trì liên tục nồng độ dược chất trong khoảng trị liệu trong một khoảng thời gian nhất định, giúp kiểm soát tình trạng bệnh lý một cách tốt hơn. Sử dụng thuốc PTKD cho phép giảm số lần dùng thuốc, tạo thuận lợi khi sử dụng, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, người cao tuổi hay bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc,…Năm 2019, thuốc phóng thích kéo dài có quy mô thị trường phân phối toàn cầu với lợi nhuận hơn 32,8 tỷ USD và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng với tốc độ CAGR hơn 7,5% giai đoạn 2020 – 2026.
Ở Việt Nam, dạng bào chế PTKD phổ biến là viên nén với cơ chế phóng thích dược chất là tạo khung matrix. Các công ty dược Việt Nam đang quan tâm và đầu tư phát triển các sản phẩm generic thay thế các biệt dược gốc nổi bật trên thị trường như: Diamicron MR 60 (Gliclazide); Adalat LA 60 (Nifedipine), Glucophage XR 1000 (Metformin), Xigduo XR (Metformin và Dapagliflozin)…Theo khảo sát thực tế, các nhóm nghiên cứu tại các đơn vị thường gặp một số thử thách để phát triển sản phẩm viên nén phóng thích kéo dài như:
- Xây dựng hệ tá dược tạo khung matrix
- Điều chỉnh công thức khi hệ số f2 hoặc RSD không đạt
- Nâng cấp cỡ lô và chuyển giao công nghệ
- Thời gian và chi phí nghiên cứu lớn
Nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trọng yếu kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn khi phát triển sản phẩm, đội ngũ SEN Pharma đã biên soạn và thiết kế khoá học RD-04 “Xây dựng công thức và quy trình sản xuất thuốc uống dạng rắn – Module 3: Viên phóng thích kéo dài” nhằm giúp học viên nâng cao khả năng thành công và rút ngắn thời gian nghiên cứu.
Giảng viên

GS. TS. Nguyễn Thiện Hải
- Trong khóa học này, SEN Pharma vinh dự mời thầy PGS. TS. Nguyễn Thiện Hải, hiện là Trưởng Bộ môn Bào chế – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh tham gia giảng dạy.
- Với cơ sở lý thuyết vững chắc và kinh nghiệm thực tế dày dặn, thầy sẽ truyền tải những kiến thức hữu ích và cập nhật những công nghệ mới trong nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế phóng thích có kiểm soát.

ThS. DS. Ngô Hà Nhật Tân
- Thạc sĩ ngành Bào chế tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
- Hiện đang là trưởng phòng R&D của công ty Tipharco
- Là nhân viên duy nhất của tập đoàn chuyên trách thực hiện nghiên cứu cho các sản phẩm cần thử BE của tập đoàn Reliv Healthcare
- Thực hiện thử BE thành công cho nhiều sản phẩm trong thời gian rất ngắn như Metformin XR, Gliclazide XR, Metformin combinations (Glibenclamide, Sitagliptin, Vildagliptin, …), Amlodipine combinations (Telmisartan, Valsartan, Perindopril arginnine, …)
- Từng là Trưởng phòng R&D cho Công ty Liên doanh dược phẩm MebiAustrapharm

ThS. DS. Võ Lê Ngọc Châu
- Thạc sĩ bào chế tại Đại học Ajou, Suwon – Hàn Quốc
- Giám đốc của SEN Pharma, đồng thời là Phó Giám Đốc khối sản xuất của Công ty Tipharco.
- Từng là Trưởng phòng Bào chế tại Sanofi Việt Nam và Giám đốc kỹ thuật khu vực tại Colorcon.
- Là trainer tại các sự kiện Formulation School và Coating School tại Thượng Hải cho các nước Đông Nam Á.
- Chuyên gia xây dựng công thức và chuyển giao sản xuất thành công hơn 70 sản phẩm thuốc rắn cho hơn 10 nhà máy tại Việt Nam (Davipharm, OPV, TV.Pharm,…)
- Giảng viên thỉnh giảng Công nghiệp Dược tại Đại học Tôn Đức Thắng
Nội dung khóa học
Phần mở đầu
-
05:41
-
20:00
Phần 1: Khái niệm cơ bản
Phần 2: Thuốc PTKD dùng đường uống
Phần 3: Nghiên cứu bào chế viên nén PTKD- Khung HPMC
Phần 4: Nghiên cứu bào chế viên nén PTKD- Khung Matrix khác
THI CUỐI KHÓA
Cảm nhận & Đánh giá từ Học viên
(Học viên: N.A.Phát)
(Học viên: C.T.B.Yến)
(Học viên: C.H.My)
(Học viên: T.N.H.Cúc)